E BOOK : LUYỆN GIỌNG CÙNG TRÂM

E BOOK : LUYỆN GIỌNG CÙNG TRÂM

 

Bạn đã bao giờ nghe 1 đoạn podcast,  1 bài thơ, hay 1 câu chuyện cảm động với giọng nói đầy nội lực, nhiều cảm xúc và chạm đến  trái tim của ngươi nghe ?

 

Và rồi, đâu đó trong tim mình, đã từng mơ: “Giá mà một ngày nào đó, mình cũng có thể trở thành người đứng trên sân khấu, được nói ra những điều mình tin tưởng, truyền đi những cảm hứng tích cực cho người khác.”

 

Khi xem được những video diễn thuyết của các tỷ phú, doanh nhân… chúng ta đã tràn đầy sự ngưỡng mộ và ước rằng sẽ có được sự tự tin và phong thái như vậy.

Thế thì bạn có biết điều gì khiến bạn ấn tượng với những video diễn thuyết như vậy không?  thứ khiến bạn ấn tượng ấy – không chỉ là nội dung. Mà chính là giọng nói.

Giọng nói – không chỉ là âm thanh, đó là năng lượng, là sự hiện diện, là cách để bạn cho thế giới thấy mình là ai và để lại gì trong lòng người khác.

Vậy, giọng nói hay là gì?

Giọng nói hay không cần phải “trời phú”. Giọng nói hay là giọng nói biết kết nối. Là giọng nói khiến người nghe, dừng lại để lắng nghe. Là sự tổng hòa giữa 4 yếu tố:

Phát âm rõ ràng
Âm lượng phù hợp
Tốc độ hợp lý
Truyền cảm sâu sắc

Khi bạn làm chủ được 4 yếu tố này, bạn không chỉ có một giọng nói hay – mà còn có một sức hút tự nhiên, lôi cuốn.

Bạn có thể bắt đầu từ hôm nay.

Không cần phải là người nổi bật để truyền cảm hứng. Chỉ cần bạn có mong muốn chạm đến trái tim người khác ,chỉ cần bạn thật lòng khi nói, bạn đã có thể chạm đến ai đó – đúng lúc họ cần nhất qua chính giọng nói của mình

Và nếu bạn muốn đi xa hơn nữa, muốn giọng nói của mình không chỉ hay mà còn có sức mạnh chữa lành, thì cuốn E- Book LUYỆN GIỌNG CÙNG TRÂM luôn đồng hành cùng bạn – trên hành trình luyện giọng, xây dựng phong thái, phát triển bản thân và thương hiệu cá nhân vững chắc từ gốc rễ.

  1. Phát âm rõ ràng : là 1 yếu tố quan trọng để có 1 giọng nói hay và truyền cảm. Một giọng nói hay không chỉ cần âm lượng và ngữ điệu phù hợp, mà còn cần phải phát âm chuẩn xác từng từ, từng âm tiết để người nghe dễ hiểu và cảm nhận được thông điệp

Trên thực tế, có rất nhiều người vẫn còn mắc các lỗi phát âm cơ bản như ngọng l,n, bẹt các nguyên âm ( như O thành OA, E thành IE) ,…Vậy thì để không bị mắc những lỗi phát âm thì, đầu tiên bạn cần phát âm rõ ràng, hãy cố gắng tập luyện đọc hàng ngày, mỗi ngày khoảng 5-10 trang sách. Đọc thật kỹ, phát âm chậm từng chữ, từng câu. Dần dần tăng tốc độ cho đến khi nhập tâm như nói chuyện thông thường. Trong lúc đọc hãy cố gắng đọc ra thành lời rõ ràng, đừng nuốt từ.

Chúng ta cũng không nên lấy những thiếu sót như bị ngọng, giọng địa phương, lưỡi ngắn,… ra làm lý do mình nói không hay. Vì đó là những khuyết thiếu có thể chỉnh sửa và thay đổi, và sự sửa đổi sẽ có ích với hoạt động học tập, sự nghiệp của bạn.

Cách luyện tập:

Để luyện tập phát âm, bạn có thể bắt đầu băng việc lắng nghe ,lặp lại và ghi âm giọng nói của mình, sử dụng các video, podcast yêu thích hoặc giọng 1 MC hay người truyền cảm hứng mà bạn hâm mộ.

Ví dụ luyện tập:

“Trời hôm nay thật trong xanh.” – Phát âm rõ từng âm tiết, chú ý phụ âm cuối.

  1. Âm lượng phù hợp :

Âm lượng phù hợp là âm lượng vừa đủ để người nghe có thể nghe rõ mà không gây khó chịu, không quá to cũng không quá nhỏ. Nó cần được điều chỉnh tùy thuộc vào ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp

Cách luyện tập:

Tập đọc với âm lượng vừa phải, rõ ràng.

Ghi âm lại và nghe lại để điều chỉnh.

Tập nói trong không gian lớn mà vẫn giữ giọng rõ và dễ chịu.

  1. Tốc độ hợp lý :

Điều tối kỵ trong mọi cuộc giao tiếp là nói quá nhanh khiến cho người khác không nghe được gì, dễ bị vấp hoặc nói sai thông tin và không kịp xử lý . Ngược lại, khi tốc độ giọng nói quá châm sẽ làm bài nói trử nên rời rạc, làm mất năng lượng và cảm hứng cho người nghe.

Chính vì điều này, chúng ta cần phải luyện tập các bài nói, các bài thuyết trình càng nhiều càng tốt. Các bài tập luyện về điều tiết hơi thở sẽ là công cụ quan trọng giúp chúng ta điều chỉnh âm lượng giọng nói to nhỏ một cách hoàn hảo nhất. Thông thường, tốc độ giọng nói trung bình đạt từ 120 đến 160 từ/phút là hợp lý.

Cách luyện tập:

Đọc và ghi âm cùng một đoạn văn với 3 tốc độ: chậm – trung bình – nhanh.

Gạch chân từ khóa và dừng lại ngắn sau mỗi cụm từ quan trọng.

  1. Giọng nói truyền cảm :

Giọng nói truyền cảm là giọng nói đi ra từ trong nội tâm, cảm xúc để chạm tới trái tim của người nghe. Vì thế, những âm thanh mà chúng ta phát ra phải là những thổn thức trong tâm hồn, có bay bổng có trầm lắng, có da diết có vui tươi.

Để có được chất giọng truyền cảm, bạn cần:

– Học cách nhấn nhá, tránh ngay cách nói thẳng tuột đều đều. Tâm lý chung của người nghe là thích có sự tác động mới mẻ, vì thế, mỗi từ bạn nhấn sẽ khiến họ chú ý hơn, quan tâm hơn vào câu chuyện. Hoặc bạn có thể tham khảo Tại đây

– Thấu hiểu: thấu hiểu người nghe, thấu hiểu nội dung văn bản, thấu hiểu điều mình muốn truyền đạt,… Đừng gạt cảm xúc qua một bên, hãy đặt trải nghiệm của bạn vào trong đó.

– Đọc: Đọc nhiều, hiểu nhiều giúp bạn chủ động về vốn từ, dễ dàng làm chủ mọi cuộc giao tiếp.

Cách luyện tập:

Chọn đoạn văn chứa cảm xúc (thơ, truyện ngắn) và đọc với cảm xúc thật.

Ghi hình lại khi đọc và quan sát sắc thái, giọng điệu, biểu cảm.

Đăng ký nhận tài liệu

Để nhận thêm file luyện giọng mẫu, và được sửa giọng mỗi ngày, vui lòng tham gia nhóm ( zalo và cộng đồng facebook)

Chúc bạn luyện giọng thành công và trở thành người truyền cảm hứng qua chính giọng nói của mình.

 

 

 

 

 

 

 

Responses

Contact Me on Zalo